Người mẹ ngồi bên cạnh xoa bóp cho con, chị cũng không dám mạnh tay vì sờ chỗ nào cũng chỉ thấy xương. Chị sợ làm con bị đau thêm. Đưa bàn tay vừa vuốt lên mái tóc mới mọc lưa thưa sau đợt hóa trị lòng người mẹ xót xa vô cùng.
Sau 2 năm điều trị bệnh, cậu bé Nhớ chỉ còn da bọc xương |
Chị nói như mếu: “Mới hôm nào cháu còn đầy đặn săn chắc vậy mà hôm nay chỉ còn bộ xương. Cháu không muốn ăn cơm ăn cháo, mẹ cũng chẳng có tiền để mua thức ăn ngon bồi bổ. Suốt ngày cháu cứ kêu đau vật vã. Nhìn con thương lắm mà chẳng biết làm sao bây giờ”.
Con tên là Trần Văn Nhớ (9 tuổi ở ấp 1, xã Thủy Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) mắc phải căn bệnh bưới nguyên bào thần kinh gần 2 năm nay.
Sau một thời gian dài, bé Nhớ cứ đau bụng liên miên, gia đình đưa đến nhiều bác sĩ tư nhưng các chẩn đoán đều không chính xác. Bé uống thuốc vào chỉ thấy bụng ngày một to lên và cứng nhiều hơn. Bệnh viện tuyến huyện phát hiện bé có lá lách to, nghi ngờ có bệnh nặng nên chuyển bé đến BV Nhi Đồng 1.
Lúc đó, khối u bên phía thận trái khá lớn bác sĩ không thể phẫu thuật được. Bé Nhớ được chuyển đến BV Ung Bướu điều trị 11 toa hóa chất sau đó mới phẫu thuật bóc tách khối u.
Sau phẫu thuật bé tiếp tục trở lại BV Ung Bướu với phác đồ điều trị mới. Mỗi một lần truyền hóa chất, sức khỏe của bé suy sụp hẳn, có những lúc không thể đi đứng được. Sức khỏe của bé lúc trồi lúc sụt. Hiện tình trạng của bé rất khó khăn bé không thể đi lại được, đau nhức toàn thân trong khi gia đình đang rất cạn kiệt. Nguy cơ bé Nhớ phải dừng việc chữa bệnh rất có nguy cơ xảy ra.
Cha mẹ nghèo có cứu nổi con?
Dường như cậu bé Trần Văn Nhớ cũng hiểu được những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ. Bởi 2 năm nay, mẹ con chị Trần Thị Nương ít khi được về nhà. Nằm ở bệnh viện bé Nhớ phải chịu đựng những nỗi đau đớn, mệt mỏi. Hầu như chẳng có ngày nào bé được thảnh thơi. Ngày chỉ có 2 bữa cơm, nhưng có khi thuốc phải uống tới 4 lần thuốc chưa kể truyền hết chai dịch này đến chai dịch khác.
Cha làm thuê nợ nần chồng chất. |
Cậu bé có khi năn nỉ mẹ cho về nhà 1 tuần cho thoải mái, nhưng bệnh nặng yêu cầu của bé không được đáp ứng. “Mẹ ơi cho con về một tuần đi. Con sợ ở đây lắm rồi. Về nhà một thuần chơi với em rồi ra sao thì ra”, cậu bé Nhớ nói với mẹ.
Cha bé Nhớ là anh Trần Thanh Kiệt, ngoài những lúc chăm con phụ vợ ở bệnh viện anh lại tất tả về nhà làm thuê. Hai cha con ở nhà ăn uống tiết kiệm, làm được bao nhiêu tiền lại gửi lên cho vợ con. Dù vậy nhưng số tiền ít ỏi từ đồng công làm thuê của anh không đủ tiền cho Nhớ chữa bệnh.
Hai vợ chồng đã phải vay mượn nhiều người gần 100 triệu đồng. Đây là số tiền nhiều người vì thương hoàn cảnh gia đình mới cho vay. Bởi họ biết gia đình anh nghèo vay rồi khó có khả năng trả nên giờ muốn vay tiếp cũng không thể.
Nếu như bé Nhớ không còn tiền để điều trị thì tính mạng của bé sẽ rất nguy kịch. Tuy nhiên làm thế nào để có tiền, đang là một câu hỏi dường như không có lời giải đáp. Cậu bé Nhớ đang mong chờ những tấm lòng hảo tâm cùng chung tay giúp đỡ.
Đức Toàn
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: anh Trần Thanh Kiệt ấp 1,x ã Thủy Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. ĐT: 0931 284 415 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.155 bé Trần Văn Nhớ Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
- Bị khối u ở tuyến giáp, bác sĩ yêu cầu phải nhập viện phẫu thuật nhưng chị Đào không có lấy một đồng xu dính túi nên chấp nhận về nhà chịu đau đớn, phó mặc cho số phận.
" alt=""/>Cậu bé ung thư cầu cứuSẽ điều chỉnh độ khó của kỳ thi
Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, sau 5 lần tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, năm nay kỳ thi sẽ đổi tên thành kỳ thi tốt nghiệp THPT và giao cho các địa phương tổ chức. Bộ trưởng có thể cho biết cụ thể hơn về sự thay đổi này?
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2020, Bộ GD-ĐT đã tổ chức nghiên cứu, dự thảo các phương án thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH,CĐ năm 2020. Phương án cuối cùng đã nhận được sự ủng hộ của đại diện Ban Tuyên giáo TƯ, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ; được Thủ tướng Chính phủ cơ bản thống nhất.
Theo đó, phương án tổ chức kỳ thi không có nhiều thay đổi so với năm 2019. Bộ GD-ĐT vẫn tổ chức ra đề thi, xây dựng và cung cấp các phần mềm chấm thi, các thí sinh vẫn dự thi ngay tại địa phương mình. Nội dung thi nằm trong chương trình học sau tinh giản theo tinh thần “học gì thi nấy”. Các bài thi và điểm thi môn thành phần trong các bài thi Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội về cơ bản vẫn như năm 2019. Các trường ĐH, CĐ vẫn có thể sử dụng kết quả kỳ thi này để làm căn cứ tuyển sinh.
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Thanh Hùng |
Điểm khác biệt đáng kể là nội dung thi giới hạn theo chương trình đã tinh giản, độ khó của đề thi sẽ được điều chỉnh, không đánh đố để phù hợp với điều kiện dạy, học trong tình hình dịch bệnh và mục đích chính là xét tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên mặt bằng chung của cả nước; thời gian thi rút ngắn.
Ngoài ra, thay vì phải điều động gần 50 nghìn cán bộ, giảng viên ĐH về coi thi, chấm thi, giám sát, thanh tra chấm thi như những năm gần đây thì năm nay Bộ chỉ điều một số lượng nhỏ về giám sát, thanh tra thi để phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh. UBND cấp tỉnh chủ trì tổ chức kỳ thi và chịu trách nhiệm về sự an toàn, nghiêm túc, chất lượng của kỳ thi tổ chức tại địa phương mình.
Hiện, Bộ GD-ĐT đang tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện và sớm ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT, Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2020 theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Thí sinh tự do được tham dự kỳ thi năm nay để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ
- Do có một số điều chỉnh nên nhiều học sinh và phụ huynh băn khoăn, lo lắng, nhất là đối với những học sinh có mong muốn xét tuyển vào ĐH, CĐ. Ông có thể cho biết những giải pháp trong tổ chức thi, tuyển sinh nhằm đảm bảo quyền lợi của học sinh?
Điều chỉnh một số điểm của phương án thi là tình thế bắt buộc trong bối cảnh học sinh không thể học tập tại trường trong thời gian dài do dịch bệnh và Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 1/7/2020.
Dù kỳ thi được giao về cho địa phương tổ chức, song Bộ GD-ĐT vẫn chỉ đạo sát sao, giám sát chặt chẽ để kỳ thi diễn ra nghiêm túc, trung thực, bảo đảm kết quả thi chính xác, khách quan, tin cậy.
Chúng tôi đang lên các phương án cụ thể để giám sát chặt chẽ các khâu của kỳ thi, trong đó đặc biệt là công tác coi thi, chấm thi tại các địa phương, không thể vì dịch bệnh mà lơ là, buông lỏng.
Đặc biệt, năm nay Bộ sẽ đối sánh kết quả thi tốt nghiệp với điểm trong học bạ của học sinh để qua đó đánh giá được thực chất hơn chất lượng giáo dục phổ thông và tính trung thực trong tổ chức kỳ thi của địa phương.
Do kỳ thi tốt nghiệp THPT nhằm mục đích đánh giá chất lượng giáo dục sau 12 năm học của học sinh nên đề thi vẫn có sự phân hoá phù hợp để phân loại đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Tuy phân hóa mức độ khó có giảm so với các năm trước nhưng vẫn đảm bảo được phân loại học sinh nên các trường ĐH, CĐ có thể sử dụng kết quả để tuyển đầu vào.
Trong bối cảnh dịch bệnh, phải điều chỉnh chương trình, phương thức dạy, học; giới hạn nội dung và độ khó của các bài thi; theo nguyện vọng của thí sinh và tiếp thu ý kiến của dự luận xã hội, các cơ quan chức năng, Bộ GD-ĐT thống nhất cho thí sinh tự do được tham dự kỳ thi năm nay để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ.
Tôi đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ tổ chức xây dựng đề thi tham khảo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và sẽ sớm công bố để giúp giáo viên, học sinh có định hướng trong dạy học, ôn tập.
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ kiểm tra công tác tổ chức thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh tư liệu: Thanh Hùng |
Ngoài ra, trước nhu cầu thực tế của công tác tuyển sinh trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, học sinh đã học và ôn tập theo các môn để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.
Để tạo thuận lợi cho học sinh, không gây tâm lý lo lắng cho các em và phụ huynh, Bộ GD-ĐT quyết định, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, bài thi KHTN và KHXH tính một đầu điểm để xét tốt nghiệp nhưng vẫn được chấm và công bố điểm các môn thi thành phần.
Quy định này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các trường ĐH, CĐ tuyển sinh. Tôi cũng đề nghị các trường ĐH, học viện, CĐ cần tính toán thận trọng phương án tuyển sinh, không gây hoang mang, lo lắng cho học sinh. Tôi đang chỉ đạo xây dựng quy chế tuyển sinh đảm bảo tinh thần thực hiện tự chủ đại học nhưng phải đề cao trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch và chia sẻ với những khó khăn của học sinh, phụ huynh trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề của bệnh dịch Covid-19.
- Bộ trưởng có nhắn gửi gì với giáo viên và học sinh khi quay trở lại trường học tập, tiếp tục hoàn thành năm học 2019-2020 và hướng tới Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020?
Năm nay là một năm khó khăn không chỉ với ngành Giáo dục mà còn với cả nước. Suốt thời gian qua, mỗi giáo viên, học sinh và toàn ngành đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng vượt bậc, khắc phục khó khăn để cùng cả nước vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa tổ chức dạy và học, thực hiện tốt phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”.
Những ngày này và tới đây, khi học sinh trở lại trường học tập, sẽ có nhiều việc hơn nữa đối với toàn ngành. Một mặt vừa phải đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, mặt khác phải nỗ lực thực hiện các mục tiêu năm học, trong đó có việc tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH,CĐ năm 2020.
Tôi mong rằng, mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh tiếp tục cố gắng, nỗ lực, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời hoàn thành tốt chương trình giáo dục còn lại của năm học. Với mỗi học sinh lớp 12, tôi mong các em sẽ chăm chỉ học tập, vững tâm để có kết quả tốt nhất, đạt được ước mơ mà mình theo đuổi.
- Xin cảm ơn ông!
Thanh Hùng – Minh Thu
- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa quyết định kỳ thi năm 2020 vẫn sẽ giữ nguyên 3 đầu điểm đối với bài thi tổng hợp.
" alt=""/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải thích những thay đổi của kỳ thi tốt nghiệp THPT